Quyết định khó khăn Chuyến_bay_571_của_Không_quân_Uruguay

Tám người sống sót sau tai nạn chết vào tối ngày 29 tháng 10tuyết lở trong khi họ ngủ đang trong thân máy bay. Sau đó, vài sinh viên cứ nhất định rằng cách sống sót duy nhất là leo qua dãy núi và kêu cứu. Do phi công phụ cứ nói trước khi chết là máy bay vừa qua Curico, họ tưởng là miền quê Chile chỉ còn cách vài kilômét về phía tây. Vài người khỏe mạnh nhất trong bọn đi về nhiều hướng để tìm đuôi máy bay và những bạn đã rơi khỏi máy bay ngay khi xuống đất. Một trong những cuộc tìm kiếm đó, họ tìm thấy thi hài của sáu người ở mực cao hơn. Nhiều người muốn ra tìm kiếm nhưng ngại vì khó đi bộ ở độ cao này và khó sống ngoài trời lạnh ban đêm.

Sau vài cuộc thăm dò, một nhóm cuối cùng bắt đầu lên đường, nhóm này bao gồm Nando Parrado, Roberto Canessa, và Antonio "Tintin" Vizíntin. Theo yêu cầu của Canessa, Parrado và Canessa mới đầu thử đi xuống về phía đông để tìm đuôi máy bay. Lần này họ tìm được đuôi, nó vẫn chứa đựng vài va li. Họ kiếm đồ ăn, sách hài, quần áo, và thuốc lá. Tintin cũng kiếm chất cách ly bọc ống; chất này sẽ có vai trò quan trọng để ra khỏi dãy núi.

Radio

Mới đầu sau khi tai nạn, những người còn sống thử xài radio trong buồng lái để kêu cứu. Tuy nhiên, họ nhận ra là radio này không có điện. Thợ máy của máy bay sống sót sau tai nạn (nhưng về sau chết trong vụ tuyết lở) nói là bộ pin của chiếc Fairchild được xếp trong phần đuôi bị mất.

Khi tìm thấy đuôi, họ cũng kiếm bộ pin. Tuy nhiên, nó nặng quá, không thể mang nó qua thân máy bay. Thay vào đó, họ quyết định khuân radio qua phần đuôi. Các sinh viên lại lên núi và xin trợ giúp của Roy Harley, một trong những người còn sống trẻ nhất, và người giỏi nhất về máy móc. Sau vài ngày thử, Harley và Canessa hiểu là radio không còn sửa được, và những người này trở lại máy bay. Hồi đó mọi người không biết là radio không chạy bằng pin, mà nó chạy bằng điện năng của các động cơ máy bay.

Túi ngủ

Bây giờ rõ ràng là chỉ có thể leo qua dãy núi về phía tây. Tuy nhiên, họ cũng hiểu là phải tìm cách sống qua đêm để có thể đi tới nơi. Vào lúc này có người đề nghị làm túi ngủ. 34 năm sau, Nando Parrado có nói về việc làm chăn chui trong cuốn sách Miracle in the Andes của ông.

Sau khi làm túi ngủ, một người nữa, Numa Turcatti, thiệt mạng do bị thương. Canessa cuối cùng đổi ý và quyết định lên đường, và ba người bắt đầu lên núi ngày 12 tháng 12.

Ngày 12 tháng 12

Ngày 12 tháng 12 năm 1972, khoảng hai tháng sau tai nạn, Parrado, Canessa, và Vizintín bắt đầu leo lên núi. Parrado đi bộ đằng trước, nhiều khi phải ngừng lại để cho hai người kia theo kịp. Tuy trời vẫn lạnh lẽo, chăn chui (làm bằng chất cách nhiệt của đuôi máy bay) làm họ có thể sống qua đêm.

Ngày thứ ba của cuộc tìm kiếm, Parrado tới đỉnh núi trước hai người kia. Anh thấy một cảnh tượng làm anh muốn xỉu. Trải ra mãi tận chân trời là núi. Thấy hình "Y" nhỏ ở xa, anh đoán ra lối để ra khỏi dãy núi, và nhất định không từ bỏ hy vọng. Do biết là cuộc tìm này sẽ tốn sức hơn họ tưởng, Parrado và Canessa bảo Vizintín quay trở lại nơi tai nạn, tại vì khẩu phần sắp hết. Anh này quay về tới nơi xảy ra tai nạn chỉ ba giờ sau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chuyến_bay_571_của_Không_quân_Uruguay http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/bong-da-quoc-... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.viven.com.uy/ http://www.viven.com.uy/571/eng/ http://www.viven.com.uy/571/eng/historia.asp http://thethaovanhoa.vn/the-thao/nhung-tai-nan-han... https://web.archive.org/web/20070503224739/http://... https://web.archive.org/web/20080723173545/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Urugua...